Kém hấp thu dinh dưỡng sẽ khiến trẻ còi cọc, chậm tăng cân, chậm lớn so với các bạn đồng trang lứa. Tình trạng kém hấp thu xảy ra khi hệ tiêu hóa không thể hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn mặc dù trẻ vẫn ăn uống bình thường.
Xem thêm ⬇⬇⬇
Thế nào là hội chứng kém hấp thu ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu nhận biết trẻ kém hấp thu
Dưới đây là 4 nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
1. Trẻ kém hấp thu do chế độ ăn không phù hợp
Một chế độ ăn nghèo nàn, món ăn của trẻ không cân đối các nhóm chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất sẽ không cung cấp đủ những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn không phù hợp với độ tuổi: quá đặc, khô và cứng, khi chế biến mẹ nêm nếm gia vị theo khẩu vị người lớn, cách chế biến nhàm chán, đơn điệu cũng gây cản trở đến quá trình ăn uống hấp thu của trẻ nhỏ.
Lời khuyên từ chuyên gia:
- Nên chuẩn bị bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, đa dạng thực phẩm, thay đổi món thường xuyên, trang trí món ăn ngon, đẹp mắt và sinh động để kích thích hứng thú ăn uống của trẻ.
- Trong quá trình nấu nướng cần lựa chọn thực phẩm sạch, tươi ngon, chế biến phù hợp với sở thích và độ tuổi ăn uống của trẻ, ưu tiên cách mềm, lỏng để trẻ dễ ăn dễ hấp thu hơn.
- Cha mẹ có thể bổ sung một lượng nhỏ dầu/mỡ thực vật vào thức ăn của trẻ để tăng cường hấp thu vitamin và khoáng chất thiết yếu. Không nên cho gia vị vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi.
2. Trẻ kém hấp thu vì thiếu enzym tiêu hóa
Enzym hay còn gọi là men tiêu hóa được tiết ra từ các ống và tuyến tiêu hóa trong cơ thể con người, bao gồm men amylase của tuyến nước bọt giúp phân giải tinh bột đã nấu chín, men Acid clohydric (HCl) và các men pepsin, lipase của dạ dày giúp làm mềm thức ăn, phân cắt chất đạm và các sợi collagen, các men của dịch tụy giúp tiêu hóa tinh bột, chất đạm, mỡ…Trong trường hợp trẻ thiếu hụt enzyme tiêu hóa (do bẩm sinh hoặc do bị bệnh) sẽ dẫn đến tình trạng thức ăn không được phân giải, các nhóm chất đường bột, đạm, chất béo không được tiêu hóa và hấp thu như bình thường.

Lời khuyên từ chuyên gia:
- Cho trẻ uống men tiêu hóa trong những trường hợp cần thiết theo đúng chỉ định và liều lượng cụ thể của bác sĩ. Không tự ý mua men tiêu hóa, tăng giảm liều lượng hoặc kéo dài thời gian dùng men tiêu hóa.
- Ưu tiên bổ sung men tiêu hóa tự nhiên từ sữa chua, giá đỗ, các thực phẩm lên men tự nhiên hoặc các loại hoa quả như dứa, đu đủ…
3. Trẻ kém hấp thu vì bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ăn phải thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trẻ bị dị ứng, ngộ độc thực phẩm hoặc các trường hợp dùng thuốc kháng sinh quá liều sẽ dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài phân sống, bụng ọc ạch đầy hơi, khó tiêu…đây cũng là nguyên nhân làm cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất từ thức ăn.

Lời khuyên từ chuyên gia:
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cho trẻ ăn chín uống sôi, thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong quá trình chế biến, bảo quản cần che đậy thức ăn cẩn thận, không để trẻ ăn thức ăn nguội lạnh hoặc để lâu.
- Những trường hợp trẻ bị bệnh cần dùng đến thuốc hoặc kháng sinh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời điểm và thời gian uống thuốc. Không dùng thuốc quá thời gian quy định.
- Bổ sung sữa chua, hoa quả như dứa, đu đủ để cải thiện tiêu hóa giúp bụng bé khỏe tự nhiên. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ vận động, vệ sinh, ngủ ngủ theo chế độ khoa học để tăng cường chuyển hóa thức ăn giúp trẻ hấp thu tốt hơn.
4. Trẻ kém hấp thu do bị bệnh
Các trường hợp trẻ bị viêm ruột thừa, mắc các bệnh viêm đường hô hấp, bị nhiễm giun sán, kí sinh trùng…cũng sẽ khiến trẻ mắc hội chứng kém hấp thu.
Lời khuyên từ chuyên gia:
- Tẩy giun cho trẻ theo định kỳ 6 tháng/lần
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, dạy cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không để trẻ ngậm mút tay hoặc ngậm đồ chơi trong mồm. Không gian sống của trẻ cần rộng thoáng, sạch sẽ, không ráo, tránh khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá.
- Cho trẻ tắm nắng và vận động thường xuyên để tăng sự co bóp của ruột giúp trẻ ăn uống ngon miệng, tăng quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn.
Trường hợp trẻ kém hấp thu kèm theo những triệu chứng bệnh nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Là sản phẩm duy nhất phối hợp hoàn hảo với An Hầu Đan Kids:- Giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng một cách tự nhiên.
- Tiêu hóa khỏe, hấp thụ tốt, tăng đề kháng cho cơ thể cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.
- Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy.
ƯU ĐÃI giảm 25% + FREESHIP TOÀN QUỐC
KHI MUA COMBO 3 HỘP
Khách hàng chia sẻ
Cách xử lý biếng ăn hiệu quả ở trẻ
Biếng ăn ở trẻ nhỏ có phải là bệnh không? & Cách xử lý hiệu quả
Danh sách đại lý, nhà thuốc bán Bổ Tỳ An tại Hải Phòng
THÔNG TIN SẢN PHẨM
QUY ĐỊNH VÀ HÌNH THỨC THANH TOÁN
CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN
CHÍNH SÁCH QUY ĐỊNH CHUNG
CHÍNH SÁCH ĐỔI TRẢ HÀNG VÀ HOÀN TIỀN