Bên cạnh việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé hợp lý, không ít bà mẹ bỉm sữa vẫn đang loay hoay chưa biết nên cho bé ăn dặm như thế nào, cần lưu ý điều gì để con ăn ngon, phát triển khỏe mạnh. Đừng lo lắng, cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này thông qua những thông tin dưới đây nhé.
Thời điểm cho bé ăn dặm hợp lý
Theo các chuyên gia của viện dinh dưỡng Quốc Gia, trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn non yếu, nếu cho trẻ ăn dặm sớm có thể khiến con bị đau dạ dày, còi xương, chậm lớn. Do đó, các mẹ có thể tập dần cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở đi bởi thời điểm này, hệ tiêu hóa của con đã phát triển hoàn thiện, đồng thời do sữa mẹ ít Protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu nên cần bổ sung thêm dưỡng chất để bé phát triển đều.

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài sữa mẹ và các loại sữa công thức, trẻ cần được bổ sung sắt, protein, canxi, DHA, folate và choline…thông qua các khẩu phần ăn dặm khoa học bởi đây là thời điểm trẻ hoạt động nhiều, tiêu hao năng lượng nhiều hơn, trong khi các dưỡng chất có trong sữa mẹ không đáp ứng đủ.
Do hệ tiêu hóa của trẻ non yếu và đang trong giai đoạn hoàn thiện dần nên mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng cách theo liều lượng.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi, bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng sữa công thức để thay thế
- Trẻ từ 6 tháng tuổi: Bắt đầu tập cho bé ăn dặm dần. Kết hợp bú sữa mẹ và ăn dặm 2 bữa 1 ngày với liều lượng ít để con làm quen. Các bữa ăn dặm trong ngày nên cách xa nhau để cơ thể bé kịp tiêu hóa.
- Trẻ từ 7-8 tháng trở đi là giai đoạn mẹ cho bé ăn dặm chính thức.
9 “nguyên tắc vàng” cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Cơ thể trẻ nhỏ không ngừng hoàn thiện và phát triển, các giai đoạn phát triển của trẻ không giống nhau nên các mẹ cần phải linh hoạt để điều chỉnh thực đơn cho bé ăn dặm hợp lý để giúp bé ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
Về quá trình chuẩn bị & chế biến bữa ăn dặm cho trẻ
1 – Lưu ý quy tắc nấu chính, nghiền xay nhỏ thức ăn để trẻ dễ nuốt, không bị hóc khi ăn. Khi trẻ 10-12 tháng tuổi, mẹ không nhất thiết phải nghiền xay nhỏ thức ăn. Thay vào đó, mẹ có thể nấu nhuyễn thức ăn để trẻ thưởng thức.
2 – Luôn ghi nhớ nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi chuẩn bị thức ăn để nấu cho bé, các mẹ cần chọn những thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Rửa sạch tất cả những dụng cụ nấu nướng và thực phẩm trước khi nấu.
3 – Không nên cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như mật ong, trứng, lạc tôm… Ngoài ra, mẹ cũng nên cân nhắc thật kĩ trước khi kết hợp thực phẩm, tránh trường hợp khiến trẻ dị ứng, ngộ độc.
Những thứ nên và không nên kết hợp trong khẩu phần ăn của trẻ
4 – Kết hợp các nhóm thức ăn với nhau vừa kích thích trẻ ăn ngon, không bị ngán vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con. Các nhóm thức ăn bao gồm đạm, chất béo, vitamin và tinh bột.
5 – Không nêm gia vị trong khẩu phần ăn của trẻ khi chưa đủ 1 năm tuổi. Thời điểm trước 1 năm tuổi, các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa thực sự hoàn thiện, đặc biệt là thận. Việc thêm mắm muối vào thức ăn của trẻ sẽ khiến thận hoạt động quá sức.
6 – Nên bổ sung dầu ăn trong khẩu phần ăn của trẻ. Dầu ăn dễ tiêu hóa, giàu năng lượng, có khả năng hòa tan các chất khác, giúp hệ tiêu hóa của bé dễ hấp thu canxi, vitamin D…

Sự cẩn thận và sáng tạo cũng là điều quan trọng khi cho trẻ ăn dặm
7 – Tập cho bé ăn đúng giờ và đều đặn. Điều này sẽ giúp dạ dày của trẻ làm quen với thức ăn, đảm bảo quá trình tiêu hóa thức ăn đều đặn mỗi ngày. Thời điểm đầu khi tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa 1 ngày. Sau đó chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa 1 ngày rồi giảm dần. Ngoài ra, khi trẻ đã quen với việc ăn dặm, mẹ nên bổ sung các loại nước trái cây, hoa quả để trẻ ăn.
8 – Tạo hứng thú. Một trong những cách cho bé ăn dặm được nhiều bà mẹ bỉm sữa gợi ý chính là tạo hứng thú khi cho trẻ ăn. Những chiếc bát, đĩa, thìa có hình thù ngộ nghĩnh đáng yêu, màu sắc rực rỡ sẽ khiến trẻ thích thú hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho trẻ ăn tại không gian sạch sẽ, thoáng mát, tinh thần mẹ vui vẻ cũng sẽ kích thích trẻ tốt hơn.

9 – Kiểm tra kĩ thức ăn trước khi cho con ăn. Nếu để trẻ ăn thức ăn quá nóng sẽ khiến trẻ bị bỏng rát lưỡi, sợ ăn, mất cảm giác với thức ăn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kiên nhẫn cho con ăn từ từ từng ít một, không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn có thể khiến con bị nôn trớ hoặc sợ ăn.
Mong rằng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm và hiểu biết để cho con ăn dặm đúng cách, khoa học. Ngoài ra, Bổ Tỳ An khuyên các mẹ nên tìm hiểu và xây dựng trước thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi để sẵn sàng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của con.
Là sản phẩm duy nhất phối hợp hoàn hảo với An Hầu Đan Kids:- Giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng một cách tự nhiên.
- Tiêu hóa khỏe, hấp thụ tốt, tăng đề kháng cho cơ thể cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.
- Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy.
ƯU ĐÃI giảm 25% + FREESHIP TOÀN QUỐC
KHI MUA COMBO 3 HỘP
Khách hàng chia sẻ
Cách xử lý biếng ăn hiệu quả ở trẻ
Biếng ăn ở trẻ nhỏ có phải là bệnh không? & Cách xử lý hiệu quả
Danh sách đại lý, nhà thuốc bán Bổ Tỳ An tại Hải Phòng
THÔNG TIN SẢN PHẨM
QUY ĐỊNH VÀ HÌNH THỨC THANH TOÁN
CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN
CHÍNH SÁCH QUY ĐỊNH CHUNG
CHÍNH SÁCH ĐỔI TRẢ HÀNG VÀ HOÀN TIỀN