Hệ miễn dịch – sức đề kháng của trẻ rất non yếu trong những năm tháng đầu đời, đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến trẻ thường xuyên mắc bệnh. Để tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần đảm bảo cơ chế dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ kết hợp cùng thói quen sinh hoạt, vận động khoa học.
Tầm quan trọng của đề kháng ở trẻ nhỏ
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại sự xâm nhập của các nhân tố có hại bên ngoài như vi khuẩn, virus, vi trùng.

Những năm tháng đầu đời, đề kháng của trẻ hầu như chưa tự sản xuất mà phải nhờ vào đề kháng từ mẹ truyền cho con khi con đang trong bào thai hoặc trong giai đoạn 6 tháng đầu cho con bú mẹ. Vì đề kháng yếu, các cơ quan trong cơ thể còn non nớt và chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc bệnh.
Đặc biệt, giao mùa hoặc khi thời tiết nóng – lạnh thất thường chính là thời điểm trẻ dễ bị nấm mốc, virus vi khuẩn tấn công, vì vậy, việc tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ rất cần thiết.
1. Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết
Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn, không những tăng đề kháng mà còn đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh liên quan đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Để trẻ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt, cha mẹ cần lưu tâm các vấn đề sau:
- Những “thực phẩm vàng” giúp tăng sức đề kháng cho trẻ gồm sữa mẹ, rau củ, hoa quả, sữa chua, quả óc chó, các loại cá, các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin C, vitamin D…
- Đa dạng bữa ăn, thay đổi món thường xuyên, chia nhỏ bữa ăn và giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa để trẻ ăn ngon hơn. Đảm bảo nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi chế biến thức ăn, cần ưu tiên thức ăn ở dạng lỏng, mềm để trẻ ăn được nhiều hơn.
- Nên bổ sung dầu mỡ vào khẩu phần ăn để tăng cường khả năng hấp thu. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho gia vị vào bữa ăn của trẻ khi trẻ chưa đủ 1 tuổi.

2. Tạo dựng những thói quen tốt
Cho con đi ngủ đúng giờ, đảm bảo thời lượng ngủ: Tổng thời gian dành cho giấc ngủ của trẻ 1-3 tuổi là 13-14 tiếng/ngày, đối với trẻ 3-6 tuổi, tổng thời gian là 11-12 tiếng/ngày. Cha mẹ cần cân đối thời gian ngủ của trẻ phù hợp vào ban ngày và ban đêm, tập thói quen cho trẻ đi ngủ từ 9h tối.
Tạo dựng thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh, tắm rửa và vệ sinh thân thể đều đặn mỗi ngày. Không để trẻ ngậm hoặc mút các đồ vật, đồ chơi, không dụi mắt hay dụi mũi.
Để trẻ vận động 30 phút mỗi ngày. Dạy bé cách tập thể dục thể thao hoặc vận động vào mỗi buổi sáng, ngoài ra cha mẹ nên để trẻ vui chơi, chạy nhảy cùng các bạn để trẻ linh hoạt và phát triển tốt hơn.

3. Linh hoạt và kịp thời khi con ốm
Trung bình, trẻ sẽ ốm từ 8-12 lần/năm. Vì vậy, khi con ốm, cha mẹ không nên nóng vội, cần đảm bảo trẻ được tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Hãy bình tĩnh tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoặc kháng sinh. Các bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ là bệnh về đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp, vì vậy cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh, chú trọng ăn uống và nề nếp sinh hoạt.
Trong trường hợp trẻ bị ốm nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Sức đề kháng giống như hàng rào bảo vệ trẻ không bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Vì vậy, bảo vệ và tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ được xem là ưu tiên hàng đầu khi các mẹ muốn “Nuôi con khỏe – Dạy con ngoan”. Hãy hành động càng sớm càng tốt, để trẻ được phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Là sản phẩm duy nhất phối hợp hoàn hảo với An Hầu Đan Kids:- Giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng một cách tự nhiên.
- Tiêu hóa khỏe, hấp thụ tốt, tăng đề kháng cho cơ thể cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.
- Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy.
ƯU ĐÃI giảm 25% + FREESHIP TOÀN QUỐC
KHI MUA COMBO 3 HỘP
Khách hàng chia sẻ
Cách xử lý biếng ăn hiệu quả ở trẻ
Biếng ăn ở trẻ nhỏ có phải là bệnh không? & Cách xử lý hiệu quả
Danh sách đại lý, nhà thuốc bán Bổ Tỳ An tại Hải Phòng
THÔNG TIN SẢN PHẨM
QUY ĐỊNH VÀ HÌNH THỨC THANH TOÁN
CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN
CHÍNH SÁCH QUY ĐỊNH CHUNG
CHÍNH SÁCH ĐỔI TRẢ HÀNG VÀ HOÀN TIỀN