Nuôi dưỡng và chăm sóc con cái chưa bao giờ là điều dễ dàng. Điều cha mẹ mong muốn nhất chính là những năm tháng đầu đời, con khỏe mạnh, tăng cân đều, phát triển đều.
- Hiểu rõ hơn về biếng ăn sinh lý ở trẻ để chăm sóc con đúng cách
- 9 “Nguyên tắc vàng” mẹ cần biết khi cho con ăn dặm
Cân nặng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của con. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng may mắn khi con mình tăng cân như mong đợi, nhiều trường hợp trẻ bị đứng cân, chậm tăng cân khiến cha mẹ “mất ăn mất ngủ”.
Chậm tăng cân là tình trạng trẻ bị đứng cân hoặc lên cân rất ít trong thời gian 2-3 tháng liên tục. Đặc biệt, tình trạng này xuất hiện phổ biến nhất trong thời kỳ trẻ từ 1-5 tuổi, là “thời kỳ vàng” cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Trẻ chậm tăng cân, bị đứng cân dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như nguy cơ suy dinh dưỡng cao, hệ miễn dịch suy giảm, con ốm yếu, thấp và còi cọc yếu ớt hơn so với các bạn đồng trang lứa. Mặt khác, sự thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ chậm tăng cân còn ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, khiến trẻ chậm tiếp thu, chậm giao tiếp, kém linh hoạt nhanh nhạy.

Tại sao trẻ chậm tăng cân?
Muốn tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề chậm tăng cân ở trẻ nhỏ, trước tiên mẹ cần xác định rõ nguyên nhân trẻ chậm tăng cân. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Trong đó, những nguyên nhân chính phải kể đến như chế độ ăn uống không hợp lý, trẻ ăn không ngon hoặc do trẻ bị giun…
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Do thực đơn bữa ăn của trẻ không có đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, một số trường hợp thừa hoặc thiếu chất khiến trẻ không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể, gây cản trở quá trình phát triển bình thường. Một số trường hợp mẹ sử dụng quá nhiều chất đạm, nhiều chất xơ, ít rau quả vitamin…làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy…
- Trẻ ăn không ngon: Do quá trình chế biến không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, do cách chế biến thức ăn của mẹ hoặc do mẹ cho bé ăn một món nhiều lần liên tiếp khiến trẻ bị ngán. Ngoài ra, trẻ ăn không ngon dẫn đến tình trạng biếng ăn, chán ăn còn do các yếu tố sinh lý (mọc răng, tập đi, tập đứng…); các yếu tố tâm lý (mẹ hay quát mắng, dọa nạt…) hoặc do tác nhân bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đường hô hấp ở trẻ….
- Trẻ bị giun: Một số trường hợp trẻ bị giun ký sinh trong đường ruột sẽ chiếm hết các chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn bé ăn vào khiến trẻ gầy gò, chậm tăng cân
- Ngoài ra, việc chậm tăng cân có thể do mẹ pha sữa không đúng công thức, pha quá đặc hoặc quá loãng, thường xuyên thay đổi các dòng sữa, loại sữa khiến trẻ không kịp làm quen, dẫn đến tình trạng quá tải đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Làm thế nào để trẻ tăng cân?
Thứ nhất: Kiểm tra và cân đối lại chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định cân nặng và sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, các mẹ cần cho bé ăn đủ chất và đa dạng thực phẩm. Các nhóm thực phẩm thiết yếu với trẻ gồm thịt, cá, trứng, sữa, rau củ…. Một trong những cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn chính là chia nhỏ bữa ăn, giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa chính để trẻ không bị ngán ăn. Ngoài những bữa ăn chính, mẹ có thể bổ sung chất dinh dưỡng khác thông qua các loại hoa quả, bánh ăn dặm, sữa bột, nước trái cây…
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung dầu mỡ vào khẩu phần ăn của bé. Nghe thì có vẻ phi lý, nhưng dầu mỡ đóng vai trò quan trọng vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa giúp cơ thể hấp thu canxi, vitamin A, D, K, DHA… tốt hơn. Nếu không được cung cấp dầu mỡ trong khẩu phần ăn, trẻ có thể thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương. Tuy nhiên, các mẹ cũng không vì thế mà bổ sung quá nhiều dầu mỡ trong khẩu phần ăn của bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên biết cách chọn lọc những loại dầu mỡ có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Một vài lưu ý dành cho mẹ:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh dụng cụ nấu nướng sạch sẽ. Lựa chọn những thực phẩm tươi sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Không cho gia vị (đặc biệt là muối) vào khẩu phần ăn của trẻ khi chưa đủ 1 năm tuổi. Không hâm đi hâm lại món ăn nhiều lần sẽ khiến thức ăn mất chất.
- Thay đổi cách chế biến món ăn, thay đổi món ăn đa dạng, không để bé ăn đi ăn lại 1 món nhiều lần.
- Trang trí món ăn đẹp, sinh động và lựa chọn bát, thìa, dĩa…họa tiết đáng yêu, màu sắc rực rỡ.

Thứ hai: Để tâm lý trẻ thoải mái trong mỗi bữa ăn.
Tâm lý là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến bữa ăn của bé. Trong mỗi bữa ăn, nếu các mẹ thường xuyên quát mắng, dọa nạt hoặc cho bé ăn với thái độ cau có, khó chịu, ép ăn sẽ khiến trẻ bị sợ dẫn đến chán ăn, lười ăn, sợ ăn, thậm chí quấy khóc khi thấy đồ ăn. Chính vì vậy, mẹ nên tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong mỗi bữa ăn để bé ăn ngon hơn. Ngoài ra, mẹ có thể để con ngồi cùng mâm cơm với các thành viên trong gia đình, để trẻ ngồi thoải mái và có thể dùng tay bốc, nắm thức ăn tự ăn. Đây cũng là cách giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn, đồng thời giúp học hỏi thêm được nhiều điều mới mẻ, thú vị khác. Một số vấn đề các mẹ cần hạn chế tối đa khi cho trẻ ăn: Không “dụ dỗ” trẻ ăn bằng điện thoại, tivi hay ipad, hạn chế đi rong và không nên để bữa ăn kéo dài quá lâu.
Thứ ba: Đề cao tầm quan trọng của giấc ngủ.
Giấc ngủ là một phần quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện của trẻ nhỏ. Các chuyên gia nhận định: Để trẻ ngủ ngon giấc trong thời điểm từ 10h đêm đến 2h sáng ngày hôm sau sẽ giúp các hormone tăng gấp 4 lần so với các thời điểm khác. Trẻ càng nhỏ thì càng phải ngủ nhiều:
- Trẻ dưới 1 tuổi nên ngủ từ 14-18 tiếng/24h.
- Trẻ từ 2-5 tuổi nên ngủ từ 11-13 tiếng/24h.
- Trẻ từ 6-13 tuổi nên ngủ 9-10 tiếng/24 h.

Giấc ngủ giúp trẻ phục hồi sức khỏe, dự trữ năng lượng, giúp trẻ phát triển và hoàn thiện ống thần kinh, đảm bảo quá trình tăng trưởng chiều cao và trí não. Khi trẻ ngủ đủ giấc, tinh thần vui vẻ hứng khởi, tỉnh táo và tập trung tốt hơn, đây là điều mà các bà mẹ thấy rất rõ ở con mình. Ngược lại, nếu ngủ không đủ giấc, trẻ dễ quấy khóc, cáu gắt, khó tập trung, tinh thần rệu rã mệt mỏi…
Bên cạnh những lưu ý về chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ, mẹ cũng nên dành sự quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động vui chơi, chạy nhảy của trẻ; cho bé đi khám sức khỏe định kỳ hay bổ sung thực phẩm vì sức khỏe kịp thời để tăng cường sức đề kháng, hạn chế tối đa tình trạng ốm vặt của trẻ.
Là sản phẩm duy nhất phối hợp hoàn hảo với An Hầu Đan Kids:- Giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng một cách tự nhiên.
- Tiêu hóa khỏe, hấp thụ tốt, tăng đề kháng cho cơ thể cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.
- Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy.
ƯU ĐÃI giảm 25% + FREESHIP TOÀN QUỐC
KHI MUA COMBO 3 HỘP
Khách hàng chia sẻ
Cách xử lý biếng ăn hiệu quả ở trẻ
Biếng ăn ở trẻ nhỏ có phải là bệnh không? & Cách xử lý hiệu quả
Danh sách đại lý, nhà thuốc bán Bổ Tỳ An tại Hải Phòng
THÔNG TIN SẢN PHẨM
QUY ĐỊNH VÀ HÌNH THỨC THANH TOÁN
CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN
CHÍNH SÁCH QUY ĐỊNH CHUNG
CHÍNH SÁCH ĐỔI TRẢ HÀNG VÀ HOÀN TIỀN